Đây là một căn bệnh tưởng chừng như xa lạ nhưng lại có những triệu chứng và biểu hiện quen thuộc. Vậy làm sao để có thể phòng ngừa và điều trị căn bệnh này nhằm bảo vệ đàn gà của bạn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng là một căn bệnh ký sinh truyền nhiễm trên loài gà và gia cầm. Bệnh được gây ra bởi 9 loại ký sinh trùng đơn bào thuộc họ Eimeria. Và có lẽ nguy hiểm nhất chính là 2 loại Eimeria tenella- một loại ký sinh ở ruột già và manh tràng, Eimeria necatrix- một loại ký sinh ở trong ruột non.
Tốc độ lây lan của bệnh cầu trùng là rất nhanh và chủ yếu là qua con đường tiêu hóa. Sự lây lan nhanh cần được chú trọng ở những con gà từ 2 cho tới 8 tuần tuổi. Đặc biệt, đây là căn bệnh có khả năng mắc phải lớn nhất trong chăn nuôi. Và trong số đó gà chăn thả có nguy cơ bị mắc khá cao.
Nguyên nhân và tác hại của bệnh cầu trùng
Nang cầu trùng rất khó để tiêu diệt và chúng tồn tại trong môi trường. Bệnh có thể phát sinh nếu gà ăn phải thức ăn đồ uống chứa mầm bệnh. Tỷ lệ chết mà căn bệnh này gây ra là không cao nhưng vẫn dẫn đến một vài rủi ro nhất định.
Gà sẽ bị còi cọc, chậm phát triển do các bệnh đường tiêu hóa, giảm hấp thu và trao đổi chất, tổn thương các tế bào biểu bì. Nhiễm cầu trùng sẽ bị suy giảm sức đề kháng rõ rệt và phát triển thêm nhiều loại bệnh khác. Bệnh gây nên tỷ lệ tử vong là khoảng 20 – 30%.
Triệu chứng bệnh lý ở gà
Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh cầu trùng chính là đi lại không vững, chán ăn, khát nước. Đặc biệt, triệu chứng của căn bệnh này được chia làm 3 thể với hình thức phát bệnh khác nhau.
Thể cấp tính
Triệu chứng rõ ràng nhất là gà không ăn hoặc ăn ít, cơ thể mệt mỏi, luôn khát nước. Đồng thời, gà cũng gặp khó khăn trong việc di chuyển và đi lại. Ở thể cấp tính, gà thường đi ra phân có bọt nâu đỏ hoặc màu vàng. Rồi sau đó từ từ chuyển sang giai đoạn phân ra máu.
Trong thời điểm này, gà sẽ bơ phờ, kém hoạt bát, không nhanh nhẹn, yếu ớt xanh xao. Sau 1 – 2 tuần khi nhiễm bệnh, gà có biểu hiện bị co giật. Nếu người nuôi không can thiệp kịp thời và xử lý cẩn thận, gà sẽ tử vong.
Triệu chứng ở giai đoạn mãn tính
Ở thể mãn tính thường phát sinh ở gà khoảng 90 ngày tuổi. Tuy nhiên, thể cầu trùng này sẽ nhẹ hơn khi gà lớn hơn và bao gồm triệu chứng. Chẳng hạn thức ăn không được tiêu hóa kịp nên gà thường bị đi phân sống, tiêu chảy. Khi bài tiết, phân có màu đen hoặc lẫn cả máu. Gà bị xù lông, đi lại khó khăn, gầy yếu mệt mỏi.
Nhưng bệnh sẽ không phát triển nhanh ở giai đoạn này. Căn bệnh này sẽ khiến gà bị bị tổn thương nặng tại vị trí niêm mạc ruột. Do đó quá trình trao đổi chất và thu nhận chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến gà yếu ớt, còi cọc, chậm tăng trưởng.
Thể mang trùng
Thể mang trùng hay còn được gọi là thể ẩn bệnh. Đây là là một dạng phức tạp được tìm thấy đa phần ở gà đẻ và gà mái trưởng thành. Giai đoạn này, gà mắc bệnh sẽ khỏe mạnh, ít hoặc không tiêu chảy và ăn uống bình thường. Gà mắc bệnh cầu trùng trong giai đoạn này sẽ bị giảm sản lượng trứng từ 15 – 20%.
Vị trí tích bệnh
Căn bệnh này có biểu hiện bệnh tích nổi bật tại vị trí ruột non và manh tràng. Ruột non ở gà mắc bệnh thường bị sưng to, đặc biệt là ở tá tràng. Thành ruột gà sẽ dày lên với những đốm trắng.
Bên cạnh đó, ruột gà phình to, trong ruột chứa chất lỏng có mùi hôi rất khó chịu. Trên bề mặt niêm mạc ruột gồm nhiều đốm đỏ trắng, ở tá tràng manh tràng có màu đỏ sẫm. Khi gà mắc bệnh, manh tràng sẽ bị chảy máu và sưng lên.Nguy hiểm hơn, gà bị bệnh nặng sẽ chảy máu ruột thừa, hoại tử từng mảng đen.
Phương pháp phòng – trị bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng cần có phương pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn cho gà. Để chữa dứt điểm bệnh và phòng ngừa, người chăn nuôi cần chú ý một số phương pháp sau.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Để phòng bệnh cầu trùng cho gà, có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.Dùng cùng vitamin tổng hợp và các chất điện giải. Kèm theo chế phẩm sinh học tăng cường hệ tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt, nâng cao sức đề kháng.
Vệ sinh chuồng trại
Để tránh tiếp xúc với mầm bệnh, hãy nhốt gà ở trên mặt đất. Thường xuyên thay chất độn chuồng. Chất độn chuồng phải thường được làm khô 100%, khử trùng bằng các loại thuốc chuyên dụng. Nên khử khuẩn chuồng trại hàng tuần bằng chế phẩm trong suốt quá trình nuôi.
Sử dụng thuốc đặc trị
Để trị bệnh, hiện có rất nhiều các sản phẩm phẩm thuốc đặc trị bệnh cho gà. Người chăn nuôi cần cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ ràng. Đồng thời có thể tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho gà.
Kết luận
Trên đây là thông tin cụ thể và cách chữa trị căn bệnh cầu trùng ở gà. Hy vọng bài viết của ALO789 sẽ giúp ích cho mọi người về việc bảo vệ đàn gà của mình khỏi bệnh lý nguy hiểm.
Tôi là tác giả Thần kê Đại Hải đã có kinh nghiệm 3 năm trong việc phân tích, hướng dẫn và kiến thức chăm sóc gà đá trực tuyến Alo789.