Bệnh tụ huyết trùng ở gà lây lan rất nhanh, có tỉ lệ chết cao, gây nhiều thiệt hại cho bà con. Alo789 sẽ cập nhật thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh nó để bạn tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
Giới thiệu về bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn được biết đến với tên bệnh toi gà do vi khuẩn gây ra. Gia cầm thường xuyên nhiễm vào thời điểm giao mùa, đặc biệt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Nó sẽ ở thể nhiễm trùng huyết, có hiện tượng viêm huyết ở dưới da, hay màng niêm mạc, gan sẽ bị hoại tử.
Với loại bệnh này thì sẽ thường phát sinh từ đàn gia cầm sau 3 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm thấp, lẻ tẻ. Nhưng khi dịch bùng phát sẽ lây lan từ bên trong bên ngoài trên mọi lứa tuổi. Nó cũng bùng phát dịch nhanh tạo thành ổ dịch lớn nếu không kiểm soát được sẽ lan rộng khắp nơi
Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có khá nhiều chủng, là vi khuẩn Gram (-). Thường không có bào tử, và thuộc ba chủng như: multocida, septica và gallici da. Nó sẽ được lây qua đường hô hấp, tiêu hoá hay qua vết thương ngoài da, tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh.
Trong đó, với chủng multocida thì phổ biến nhất, đi vào đường máu đến các cơ quan gây ra tụ máu, viêm nhiễm. Còn hai chủng còn lại cũng có thể gây dịch nhưng có tỷ lệ thấp hơn.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có triệu chứng như thế nào?
Nó thường xảy ra vào lúc giao mua hay thay đổi thời tiết đột ngột. Bệnh này xuất hiện có 3 thể: thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính. Cùng Alo789 tìm hiểu nhé.
Thể quá cấp tính
Bệnh thường diễn biến rất nhanh đến nỗi chưa kịp quan sát rõ triệu chứng, nếu chú ý thì chỉ thấy gà ủ rủ cao độ, sau đó chết sau 1-2 giờ. Nhiều trường hợp nó lăn đùng ra chết khi đang ăn, gà mái lên tổ đẻ rồi chết luôn trên tổ.
Trạng thái quá cấp tính này sẽ khiến gia cầm thường chết đột ngột , da tím bầm. Nhiều khi mũi miệng chảy nước nhờn có lẫn máu, tích căng phồng. Khi nhiễm thể này sẽ khó mà qua nổi, thường không có phương pháp chữa trị.
Thể cấp tính ở gà
Với loại này khá phổ biến, gà bị bệnh sốt cao 41-42 độ, ủ rủ, bỏ ăn , xù lông, sã cánh, đi lại cũng chậm chạp. Từ mũi miệng chảy ra nhiều chất nhầy có bọt lẫn máu màu nâu sẫm. Giữa thời kỳ nhiễm sẽ có thể tiêu chảy phân màu trắng hoặc màu nâu. Gia cầm ngày càng khó thở, mào yếm tìm bầm, cuối cùng gà chết do ngạt thở.
Thể mạn tính
Nó sẽ có biểu hiện sưng phù nề ở mào, yếu do bị tích nhiều nước. Phần hoại tử cũng dần bị cứng lại, tồn tại suốt đời. Thông thường nó sẽ bị khó thở, gầy yếu, có tiếng ran ở cuống họng. Đồng thời bị viêm kết mạc ở mắt, mô cận kề. đó sẽ có triệu chứng như tiêu chảy, phân nhớt có bọt màu vàng.
Cách phòng tránh, điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà như thế nào
Khi phòng tránh, điều trị căn bệnh tụ huyết trùng ở gà thì bà con cần có phải chú ý và có phương pháp như thế nào, cùng với Alo789 tìm hiểu nhé:
Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại đúng cách
Cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn chuồng trại để tránh bệnh dịch bùng phát. Bà con cũng cần tiêu độc sát trùng từ 1 đến 2 lần một tuần, phun trực tiếp tại những khu vực đang chăn nuôi.
Khi gà bị chết do dịch thì cần xử lý, tiêu huỷ ngay lập tức đúng phương pháp. Còn phải cách ly con ốm và con khoẻ mạnh để tiện chăm sóc, điều trị đúng cách. Đối với con khỏe mạnh thì chăm sóc bằng thức ăn, có nước uống đầy đủ bổ sung thêm chất điện giải, vitamin, chuồng trại sạch sẽ.
Dùng thuốc kháng sinh
Có thể cho nó uống thuốc kháng sinh để điều trị như thuốc: Amoxicillin, hay Enrofloxacin, Streptomycin, Ampicillin,… Nhớ đến những hiệu thuốc thú y để hỏi chi tiết về liều dùng, cách uống như thế nào để được hướng dẫn chi tiết bà con nhé.
Bổ sung thêm vitamin, men tiêu hoá
Ngoài ra bạn cần tăng cường sức đề kháng chống dịch cho gia cầm bằng cách bổ sung thêm nhiều loại vitamin tổng hợp hay vitamin K để chống việc bị xuất huyết, cầm máu tốt hơn.
Bên cạnh đó cần bổ sung thêm thuốc giải độc gan thận có những thành phần chính như sorbitol và các acid amin. Điều đó để cho nó điều hoà chức năng gan tốt hơn, lọc máu phòng chống những nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra bạn nên cung cấp thêm chất điện giải chủ yếu có thành phần như NaCl, KCL với NaHCO3 để bù thêm nước và khoáng khi gia cầm có triệu chứng tiêu chảy, bị đi ngoài mất nước quá nhiều. Nên cần bổ sung thêm nước ngay lập tức.
Kết luận
Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phòng tránh bệnh tụ huyết trùng ở gà cho bà con tham khảo. Để nắm thêm nhiều thông tin hữu ích nhất thì bạn đừng quên theo dõi tại website của Alo789 nhé.
Tôi là tác giả Thần kê Đại Hải đã có kinh nghiệm 3 năm trong việc phân tích, hướng dẫn và kiến thức chăm sóc gà đá trực tuyến Alo789.